5 bài tập giúp phổi khỏe mỗi ngày

Chạy bộ có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, cải thiện hơi thở cũng như phòng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Thực hiện: Chạy bộ 2-3 buổi mỗi tuần, bắt đầu với tốc độ chậm và tăng tốc dần khi đã quen với cường độ tập luyện.

Chạy bộ có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch, cải thiện hơi thở cũng như phòng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Thực hiện: Chạy bộ 2-3 buổi mỗi tuần, bắt đầu với tốc độ chậm và tăng tốc dần khi đã quen với cường độ tập luyện.

Đạp xe giúp cơ hoành nằm giữa lồng ngực và bụng làm việc nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Nhờ đó, cơ hô hấp khỏe mạnh hơn.

Thực hiện: Đạp xe 4 buổi mỗi tuần, mỗi buổi 10 km hoặc điều chỉnh quãng đường sao cho phù hợp với thể lực từng người.

Đạp xe giúp cơ hoành nằm giữa lồng ngực và bụng làm việc nhiều hơn để cung cấp năng lượng cho cơ bắp. Nhờ đó, cơ hô hấp khỏe mạnh hơn.

Thực hiện: Đạp xe 4 buổi mỗi tuần, mỗi buổi 10 km hoặc điều chỉnh quãng đường sao cho phù hợp với thể lực từng người.

Bơi lội không chỉ giúp rèn luyện tim mạch mà còn hỗ trợ kiểm soát hơi thở. Khi bơi, người tập phải hít thở nhanh và sâu hơn, nhờ đó tăng dung tích phổi, sức bền của hơi thở cũng như cải thiện chức năng phổi.

Thực hiện: Người mới bắt đầu có thể bơi 2-3 lần một tuần để làm quen, ngăn ngừa tình trạng kiệt sức. Sau đó, tần suất tăng lên 3-5 lần mỗi tuần để nâng cao sức bền và kỹ thuật.

Bơi lội không chỉ giúp rèn luyện tim mạch mà còn hỗ trợ kiểm soát hơi thở. Khi bơi, người tập phải hít thở nhanh và sâu hơn, nhờ đó tăng dung tích phổi, sức bền của hơi thở cũng như cải thiện chức năng phổi.

Thực hiện: Người mới bắt đầu có thể bơi 2-3 lần một tuần để làm quen, ngăn ngừa tình trạng kiệt sức. Sau đó, tần suất tăng lên 3-5 lần mỗi tuần để nâng cao sức bền và kỹ thuật.

Thở bụng giúp thở sâu hơn, khắc phục tình trạng thiếu oxy gây tăng thông khí, chóng mặt do thở nông. Các bài tập thở bằng bụng cũng tăng cường cơ bắp, dễ thở so với thở từ ngực.

Thực hiện: Ngồi trên sàn, đặt một tay lên ngực, tay kia lên bụng. Hít một hơi thật sâu, bụng căng phồng, cảm nhận bàn tay đặt trên bụng và di chuyển theo bụng. Khi thở ra, bụng xẹp xuống, lặp lại trong 4-5 lần.

Thở bụng giúp thở sâu hơn, khắc phục tình trạng thiếu oxy gây tăng thông khí, chóng mặt do thở nông. Các bài tập thở bằng bụng cũng tăng cường cơ bắp, dễ thở so với thở từ ngực.

Thực hiện: Ngồi trên sàn, đặt một tay lên ngực, tay kia lên bụng. Hít một hơi thật sâu, bụng căng phồng, cảm nhận bàn tay đặt trên bụng và di chuyển theo bụng. Khi thở ra, bụng xẹp xuống, lặp lại trong 4-5 lần.

Nâng cao đầu gối là bài tập tốt cho tim, phổi. Trong vòng vài giây sau khi bắt đầu thực hiện bài tập, nhịp tim và nhịp thở tăng lên. Điều này tăng cường hô hấp đồng thời hỗ trợ đốt cháy calo.

Thực hiện: Đứng thẳng với hai chân rộng bằng vai, ưỡn ngực, mắt nhìn thẳng. Đưa tay phải lên trên đầu, duỗi thẳng. Nâng chân trái lên khỏi sàn, vuông góc với mặt đất, đồng thời uốn cong khuỷu tay phải, cố gắng chạm vào đầu gối trái. Sau đó, đưa tay và chân lại vị trí bắt đầu. Làm tương tự với tay trái và chân phải. Thực hiện 8 lần, mỗi lần 30 giây.

Nâng cao đầu gối là bài tập tốt cho tim, phổi. Trong vòng vài giây sau khi bắt đầu thực hiện bài tập, nhịp tim và nhịp thở tăng lên. Điều này tăng cường hô hấp đồng thời hỗ trợ đốt cháy calo.

Thực hiện: Đứng thẳng với hai chân rộng bằng vai, ưỡn ngực, mắt nhìn thẳng. Đưa tay phải lên trên đầu, duỗi thẳng. Nâng chân trái lên khỏi sàn, vuông góc với mặt đất, đồng thời uốn cong khuỷu tay phải, cố gắng chạm vào đầu gối trái. Sau đó, đưa tay và chân lại vị trí bắt đầu. Làm tương tự với tay trái và chân phải. Thực hiện 8 lần, mỗi lần 30 giây.

Bảo Bảo (Theo Healthline, Times of India, American Lung Association)
Ảnh: Bảo Bảo, Quỳnh Dung, Vũ Mai

Nguồn bài viết : https://vnexpress.net/5-bai-tap-giup-phoi-khoe-moi-ngay-4833953.html