Lúc 14h, dù nước chưa rút hết nhưng tập thể giáo viên trường THCS Phước Tân 1 liên tục dùng chổi đẩy nước, rác thải ra để bùn không đọng lại trên sân trường. Hiệu trưởng Võ Thị Ngọc Thuỷ cho biết, từ đêm nước tràn vào gây ngập gần một mét, khoảng 2.600 học sinh trường nghỉ học để tránh lũ.
Đến gần trưa nước rút dần, nhà trường huy động khoảng 80 giáo viên dọn vệ sinh phòng học, bàn ghế, kê lại đồ đạc. “Mọi người cố gắng làm, chắc phải đến tối mới xong để kịp mai giảng dạy”, hiệu trưởng cho biết.
Trước đó, do ảnh hưởng hoàn lưu bão Trà Mi, những ngày qua mưa lớn khiến nước sông Buông dâng cao. Sáng 29/10, nước sông tràn lên khu dân cư ở phường Phước Tân, hàng trăm hộ dân chìm trong nước, nhiều khu vực ngập sâu đến 1,7 m.
Lúc 14h, dù nước chưa rút hết nhưng tập thể giáo viên trường THCS Phước Tân 1 liên tục dùng chổi đẩy nước, rác thải ra để bùn không đọng lại trên sân trường. Hiệu trưởng Võ Thị Ngọc Thuỷ cho biết, từ đêm nước tràn vào gây ngập gần một mét, khoảng 2.600 học sinh trường nghỉ học để tránh lũ.
Đến gần trưa nước rút dần, nhà trường huy động khoảng 80 giáo viên dọn vệ sinh phòng học, bàn ghế, kê lại đồ đạc. “Mọi người cố gắng làm, chắc phải đến tối mới xong để kịp mai giảng dạy”, hiệu trưởng cho biết.
Trước đó, do ảnh hưởng hoàn lưu bão Trà Mi, những ngày qua mưa lớn khiến nước sông Buông dâng cao. Sáng 29/10, nước sông tràn lên khu dân cư ở phường Phước Tân, hàng trăm hộ dân chìm trong nước, nhiều khu vực ngập sâu đến 1,7 m.
Cách trường khoảng 400 m, nhà ông Nguyễn Nhật Đệ ngập bùn sau khi nước rút. Cả gia đình 5 người xịt rửa đồ đạc, dọn nhà suốt cả buổi trưa đến chiều. “Tôi ở đây hơn 30 năm rồi, bình thường vẫn ngập nếu mưa lớn nhưng phải hơn 5 năm nay nước mới dâng cao thế này”, người đàn ông 82 tuổi nói.
Cách trường khoảng 400 m, nhà ông Nguyễn Nhật Đệ ngập bùn sau khi nước rút. Cả gia đình 5 người xịt rửa đồ đạc, dọn nhà suốt cả buổi trưa đến chiều. “Tôi ở đây hơn 30 năm rồi, bình thường vẫn ngập nếu mưa lớn nhưng phải hơn 5 năm nay nước mới dâng cao thế này”, người đàn ông 82 tuổi nói.
Tấm ảnh chân dung gia đình bị nước làm hư hỏng, ngập bùn non. Nước tràn vào trong đêm và lên nhanh khiến nhà ông Đệ không kịp kê hết đồ đạc lên cao, nhiều vật dụng bị hư hỏng.
Tấm ảnh chân dung gia đình bị nước làm hư hỏng, ngập bùn non. Nước tràn vào trong đêm và lên nhanh khiến nhà ông Đệ không kịp kê hết đồ đạc lên cao, nhiều vật dụng bị hư hỏng.
Cạnh đó, anh Lê Minh Tuấn, 47 tuổi, tát nước ở hồ cá sau khi dọn xong đồ đạc. Nước ngập sâu khiến phần lớn số cá trong hồ thoát ra ngoài.
Cạnh đó, anh Lê Minh Tuấn, 47 tuổi, tát nước ở hồ cá sau khi dọn xong đồ đạc. Nước ngập sâu khiến phần lớn số cá trong hồ thoát ra ngoài.
Lê Nguyễn Minh Trung – con trai anh Tuấn, phơi tập sách vở, tài liệu bị ướt. Nhiều vật dụng khác cũng xếp ngổn ngang trên sân chờ phơi khô.
Lê Nguyễn Minh Trung – con trai anh Tuấn, phơi tập sách vở, tài liệu bị ướt. Nhiều vật dụng khác cũng xếp ngổn ngang trên sân chờ phơi khô.
Bà Đoàn Thị Hương, 58 tuổi, rửa sơ đồ dùng trong nhà bếp. Bà cho biết, nhà trũng thấp nên cả đêm không có chỗ ngủ, phải đứng ngoài đường chờ nước rút. “Tình hình này đến mai cũng chưa dọn xong, nhiều vật dụng hư hết, tôi cũng phải sang nhà họ hàng ngủ nhờ”, bà Hương nói.
Bà Đoàn Thị Hương, 58 tuổi, rửa sơ đồ dùng trong nhà bếp. Bà cho biết, nhà trũng thấp nên cả đêm không có chỗ ngủ, phải đứng ngoài đường chờ nước rút. “Tình hình này đến mai cũng chưa dọn xong, nhiều vật dụng hư hết, tôi cũng phải sang nhà họ hàng ngủ nhờ”, bà Hương nói.
Ông Nguyễn Công Trịnh dắt bò lên chuồng cao hơn khi nước rút. Ở phía sau, khu vườn rộng hơn 500 m2 trồng trái cây của ông còn ngập sâu nửa mét. “Nhiều đồ đạc hư hỏng mà tôi chưa kiểm kê được, vườn trồng chuối, ổi đang ra trái mà ngập coi như mất mùa vụ”, ông Trịnh cho biết.
Ông Nguyễn Công Trịnh dắt bò lên chuồng cao hơn khi nước rút. Ở phía sau, khu vườn rộng hơn 500 m2 trồng trái cây của ông còn ngập sâu nửa mét. “Nhiều đồ đạc hư hỏng mà tôi chưa kiểm kê được, vườn trồng chuối, ổi đang ra trái mà ngập coi như mất mùa vụ”, ông Trịnh cho biết.
Anh Nguyễn Đức Thành (trái) dùng tấm gỗ làm bè kéo khoảng 300 bao cát vào nhà xưởng để làm đê chắn nước.
Anh Nguyễn Đức Thành (trái) dùng tấm gỗ làm bè kéo khoảng 300 bao cát vào nhà xưởng để làm đê chắn nước.
Đến 16h cùng ngày, nước rút nhưng vẫn còn nhiều nhà dân trong các con hẻm bị ngập sâu, phải thuê máy bơm.
Đến 16h cùng ngày, nước rút nhưng vẫn còn nhiều nhà dân trong các con hẻm bị ngập sâu, phải thuê máy bơm.
Tại khu phố Miễu, hầu hết hộ dân vẫn bị ngập trung bình nửa mét nên chưa thể dọn dẹp. “Trước mắt tôi tạm kê đồ lên cao hơn cho chắc chắn, đóng kín cửa cho rác khỏi tràn vào”, bà Bùi Thị Thọ, 66 tuổi cho biết.
Tại khu phố Miễu, hầu hết hộ dân vẫn bị ngập trung bình nửa mét nên chưa thể dọn dẹp. “Trước mắt tôi tạm kê đồ lên cao hơn cho chắc chắn, đóng kín cửa cho rác khỏi tràn vào”, bà Bùi Thị Thọ, 66 tuổi cho biết.
Một số người dân trong khu vực vẫn phải di chuyển bằng thuyền hoặc phao tự chế.
Một số người dân trong khu vực vẫn phải di chuyển bằng thuyền hoặc phao tự chế.
Toàn cảnh khu vực phường Phước Tân bị chìm trong nước ngập lũ, sáng 29/10.
Sông Buông dài khoảng 56 km, bắt nguồn từ các vùng đồi thuộc TP Long Khánh và huyện Cẩm Mỹ sau đó chảy qua các huyện: Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành và TP Biên Hòa rồi hợp lưu với sông Đồng Nai. Đây là sông nội tỉnh lớn nhất Đồng Nai.
Toàn cảnh khu vực phường Phước Tân bị chìm trong nước ngập lũ, sáng 29/10.
Sông Buông dài khoảng 56 km, bắt nguồn từ các vùng đồi thuộc TP Long Khánh và huyện Cẩm Mỹ sau đó chảy qua các huyện: Thống Nhất, Trảng Bom, Long Thành và TP Biên Hòa rồi hợp lưu với sông Đồng Nai. Đây là sông nội tỉnh lớn nhất Đồng Nai.
Quỳnh Trần – Phước Tuấn
Nguồn bài viết : https://vnexpress.net/nguoi-bien-hoa-tat-bat-don-nha-truong-hoc-sau-lu-4809905.html