Bà Trần Thị Thanh Tâm cùng 4 thành viên gia đình sống trong ngôi nhà cổ gần 200 tuổi, rộng hơn 50 m2 ở số 56/10 Lê Lợi. Nhà thuộc di tích loại 1, tức bảo tồn được yếu tố gốc và có giá trị về kiến trúc, lịch sử.
Ngôi nhà xuống cấp từ 10 năm trước, có nguy cơ sập đổ. Chính quyền đến khảo sát, đề nghị hỗ trợ kinh phí trùng tu. “Theo tính toán tốn cả tỷ đồng. Được nhà nước hỗ trợ 60% kinh phí, còn lại chủ nhà góp thêm, nhưng kinh tế gia đình tôi khó khăn”, bà giải thích.
Bà Trần Thị Thanh Tâm cùng 4 thành viên gia đình sống trong ngôi nhà cổ gần 200 tuổi, rộng hơn 50 m2 ở số 56/10 Lê Lợi. Nhà thuộc di tích loại 1, tức bảo tồn được yếu tố gốc và có giá trị về kiến trúc, lịch sử.
Ngôi nhà xuống cấp từ 10 năm trước, có nguy cơ sập đổ. Chính quyền đến khảo sát, đề nghị hỗ trợ kinh phí trùng tu. “Theo tính toán tốn cả tỷ đồng. Được nhà nước hỗ trợ 60% kinh phí, còn lại chủ nhà góp thêm, nhưng kinh tế gia đình tôi khó khăn”, bà giải thích.
Cột gỗ bị mối mọt, mái ngói hư hỏng. Để ngăn mưa dột, bà căng bạt dưới mái ngói và dùng thùng hứng. “Mùa nắng còn chịu được, chứ mùa mưa thì nước lênh láng khắp nhà”, bà kể, thêm rằng mỗi đợt bão lũ, cả gia đình phải sơ tán vì sợ nhà sập.
Cột gỗ bị mối mọt, mái ngói hư hỏng. Để ngăn mưa dột, bà căng bạt dưới mái ngói và dùng thùng hứng. “Mùa nắng còn chịu được, chứ mùa mưa thì nước lênh láng khắp nhà”, bà kể, thêm rằng mỗi đợt bão lũ, cả gia đình phải sơ tán vì sợ nhà sập.
Lo ngại mưa lớn do bão Trà Mi, ông Dương Thanh Cường, chủ căn nhà cổ số 23 Tiểu La, sửa những tấm bạt trên trần để gom nước chảy vào một chỗ hứng.
Nhà ông Cường rộng 100 m2, nửa phía trước bị xuống cấp, nửa sau đã được sửa. Nơi đây có vợ chồng ông, một người con, một cháu và hai người em trai sinh sống.
Nhà ông nằm trong 36 di tích xuống cấp, trong đó 10 di tích xuống cấp nghiêm trọng, 17 di tích xuống cấp nặng và 9 di tích nhẹ, theo thống kê năm 2024 của TP Hội An.
Lo ngại mưa lớn do bão Trà Mi, ông Dương Thanh Cường, chủ căn nhà cổ số 23 Tiểu La, sửa những tấm bạt trên trần để gom nước chảy vào một chỗ hứng.
Nhà ông Cường rộng 100 m2, nửa phía trước bị xuống cấp, nửa sau đã được sửa. Nơi đây có vợ chồng ông, một người con, một cháu và hai người em trai sinh sống.
Nhà ông nằm trong 36 di tích xuống cấp, trong đó 10 di tích xuống cấp nghiêm trọng, 17 di tích xuống cấp nặng và 9 di tích nhẹ, theo thống kê năm 2024 của TP Hội An.
Cầu thang gỗ dẫn lên căn gác nhỏ hư hỏng, mỗi lần bước lên tấm gỗ mục kêu cọt kẹt như sắp gãy. Theo ông Cường, nhà được xây dựng 70 năm trước, xếp vào di tích loại bốn, không được tự ý sửa.
Cầu thang gỗ dẫn lên căn gác nhỏ hư hỏng, mỗi lần bước lên tấm gỗ mục kêu cọt kẹt như sắp gãy. Theo ông Cường, nhà được xây dựng 70 năm trước, xếp vào di tích loại bốn, không được tự ý sửa.
Ông Cường cho biết nhà có thể sập bất cứ lúc nào nhưng vẫn ở. Chính quyền đến khảo sát và đề nghị hỗ trợ kinh phí trùng tu. Qua hoạch toán hết hơn một tỷ đồng, nhà nước hỗ trợ 60%, chủ nhà chịu 40%. Tuy nhiên, kinh tế gia đình khó khăn nên không có để đối ứng.
Ông Cường cho biết nhà có thể sập bất cứ lúc nào nhưng vẫn ở. Chính quyền đến khảo sát và đề nghị hỗ trợ kinh phí trùng tu. Qua hoạch toán hết hơn một tỷ đồng, nhà nước hỗ trợ 60%, chủ nhà chịu 40%. Tuy nhiên, kinh tế gia đình khó khăn nên không có để đối ứng.
Bốn bức tường vết nứt chằng chịt, vôi vữa bong tróc. Cấu kiện gỗ giáp tường mục nát, mất khả năng chống đỡ. Mái ngói âm dương bị nứt vỡ, xê dịch lộ ra nhiều khoảng trống nên trời mưa nước chảy xuống. Để gom nước, chủ nhà dùng tấm bạt, nylon giăng tứ phía.
Bốn bức tường vết nứt chằng chịt, vôi vữa bong tróc. Cấu kiện gỗ giáp tường mục nát, mất khả năng chống đỡ. Mái ngói âm dương bị nứt vỡ, xê dịch lộ ra nhiều khoảng trống nên trời mưa nước chảy xuống. Để gom nước, chủ nhà dùng tấm bạt, nylon giăng tứ phía.
Cách nhà ông Cường khoảng 300 m, ngôi nhà cổ gần 100 tuổi của bà Ngô Thị Gần, 82 tuổi và hai người chị gái ở số 68 Trần Phú cũng xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều năm qua chính quyền Hội An dùng cây gỗ gia cố chống đỡ những nơi có nguy cơ sập. Còn cụ Gần dùng bạt che chắn phía dưới ngăn nước mưa dột vào.
Cách nhà ông Cường khoảng 300 m, ngôi nhà cổ gần 100 tuổi của bà Ngô Thị Gần, 82 tuổi và hai người chị gái ở số 68 Trần Phú cũng xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều năm qua chính quyền Hội An dùng cây gỗ gia cố chống đỡ những nơi có nguy cơ sập. Còn cụ Gần dùng bạt che chắn phía dưới ngăn nước mưa dột vào.
Để hạn chế mối mọt, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đặt hộp nhử trên gỗ để tiêu diệt. “Nhà hư hỏng thì chấp nhận, kinh phí sửa chữa gia đình không có”, cụ Gần nói.
Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, cho biết thành phố luôn tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ di tích tu bổ theo đúng quy định. Với những nhà cổ thuộc sở hữu tư nhân, nhà nước hỗ trợ 40-70% kinh phí, phần còn lại chủ nhà đối ứng. Nếu chủ nhà gặp khó khăn không đủ kinh phí đối ứng, nhà nước sẽ cho vay 3 năm đầu tiên không lãi suất, sau đó chủ nhà dần hoàn trả.
Riêng các di tích xuống cấp nghiêm trọng, không còn giải pháp chống đỡ, thuộc sở hữu tập thể, không có người đại diện về pháp lý cũng như trách nhiệm để đứng ra lo việc tu bổ, sửa chữa, Trung tâm đã tham mưu UBND TP Hội An xin chủ trương UBND tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 100% kinh phí tu bổ để kịp thời cứu di tích.
“Trong lúc chờ phản hồi từ tỉnh, mới đây trung tâm đã đề nghị UBND TP Hội An cân đối ngân sách để tu bổ, cứu nguy các di tích xuống cấp nghiêm trọng theo thẩm quyền, xem xét cơ chế hỗ trợ đặc biệt 100% trong thời gian sớm nhất”, ông Ngọc nói.
Để hạn chế mối mọt, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đặt hộp nhử trên gỗ để tiêu diệt. “Nhà hư hỏng thì chấp nhận, kinh phí sửa chữa gia đình không có”, cụ Gần nói.
Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, cho biết thành phố luôn tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ di tích tu bổ theo đúng quy định. Với những nhà cổ thuộc sở hữu tư nhân, nhà nước hỗ trợ 40-70% kinh phí, phần còn lại chủ nhà đối ứng. Nếu chủ nhà gặp khó khăn không đủ kinh phí đối ứng, nhà nước sẽ cho vay 3 năm đầu tiên không lãi suất, sau đó chủ nhà dần hoàn trả.
Riêng các di tích xuống cấp nghiêm trọng, không còn giải pháp chống đỡ, thuộc sở hữu tập thể, không có người đại diện về pháp lý cũng như trách nhiệm để đứng ra lo việc tu bổ, sửa chữa, Trung tâm đã tham mưu UBND TP Hội An xin chủ trương UBND tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 100% kinh phí tu bổ để kịp thời cứu di tích.
“Trong lúc chờ phản hồi từ tỉnh, mới đây trung tâm đã đề nghị UBND TP Hội An cân đối ngân sách để tu bổ, cứu nguy các di tích xuống cấp nghiêm trọng theo thẩm quyền, xem xét cơ chế hỗ trợ đặc biệt 100% trong thời gian sớm nhất”, ông Ngọc nói.
Cũng trên đường Trần Phú, tại nhà cổ số 35, cấu kiện gỗ bị mục nát, mối ăn hư hỏng. Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An dùng cây gỗ chống đỡ tránh bị sập đổ.
Chủ ngôi nhà cho biết chính quyền đặt vấn đề hỗ trợ 40% kinh phí để trùng tu, số còn lại gia chủ bỏ ra. Do vướng thủ tục pháp lý, ngôi nhà của nhiều anh em trong gia đình nên chưa tìm ra phương án.
Cũng trên đường Trần Phú, tại nhà cổ số 35, cấu kiện gỗ bị mục nát, mối ăn hư hỏng. Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An dùng cây gỗ chống đỡ tránh bị sập đổ.
Chủ ngôi nhà cho biết chính quyền đặt vấn đề hỗ trợ 40% kinh phí để trùng tu, số còn lại gia chủ bỏ ra. Do vướng thủ tục pháp lý, ngôi nhà của nhiều anh em trong gia đình nên chưa tìm ra phương án.
Ông Vương Hữu Phước, 68 tuổi chủ căn nhà cổ số 12/11 Bạch Đằng, giải thích do mái ngói hư hỏng nên căng bạt gom nước mưa vào để hứng.
Được chính yêu cầu lập kế hoạch tu bổ, sửa chữa mái ngói và không sử dụng nhà khi bão lụt, ông Cường phản hồi: “Tôi không có tiền nên che bạt ngăn nước mưa dột xuống. Đây là nơi thờ tự, không sinh sống”.
Ông Vương Hữu Phước, 68 tuổi chủ căn nhà cổ số 12/11 Bạch Đằng, giải thích do mái ngói hư hỏng nên căng bạt gom nước mưa vào để hứng.
Được chính yêu cầu lập kế hoạch tu bổ, sửa chữa mái ngói và không sử dụng nhà khi bão lụt, ông Cường phản hồi: “Tôi không có tiền nên che bạt ngăn nước mưa dột xuống. Đây là nơi thờ tự, không sinh sống”.
Phố cổ Hội An ngập gần một mét, ảnh chụp ngày 18/10/2021.
Nằm bên bờ bắc hạ lưu sông Thu Bồn, Hội An có hơn 1.000 nhà, di tích cổ. Khoảng 10% số này do nhà nước quản lý; 20% do tập thể sở hữu gồm nhà thờ tộc và hội quán, nhà lưu niệm dòng họ; 70% còn lại do tư nhân sở hữu. Mỗi năm phố cổ trải qua 2-3 đợt ngập lụt khiến nhà cổ hỏng nhanh.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch TP Hội An, cho biết hầu hết di tích xuống cấp chưa được sửa chữa thuộc sở hữu đa chủ thể, cha mẹ mất đi để lại nhà cho anh em. Hiện người ở nơi này, người nơi khác nên không ai có tiếng nói quyết định. “Tiền trùng tu không thiếu nhưng những ngôi nhà này chủ thể không thống nhất. Đây là vấn đề dân sự, chính quyền không can thiệp được, chỉ vận động”, ông nói, thêm rằng có nhiều nhà sắp sập nhưng cũng không sửa được.
Phố cổ Hội An ngập gần một mét, ảnh chụp ngày 18/10/2021.
Nằm bên bờ bắc hạ lưu sông Thu Bồn, Hội An có hơn 1.000 nhà, di tích cổ. Khoảng 10% số này do nhà nước quản lý; 20% do tập thể sở hữu gồm nhà thờ tộc và hội quán, nhà lưu niệm dòng họ; 70% còn lại do tư nhân sở hữu. Mỗi năm phố cổ trải qua 2-3 đợt ngập lụt khiến nhà cổ hỏng nhanh.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch TP Hội An, cho biết hầu hết di tích xuống cấp chưa được sửa chữa thuộc sở hữu đa chủ thể, cha mẹ mất đi để lại nhà cho anh em. Hiện người ở nơi này, người nơi khác nên không ai có tiếng nói quyết định. “Tiền trùng tu không thiếu nhưng những ngôi nhà này chủ thể không thống nhất. Đây là vấn đề dân sự, chính quyền không can thiệp được, chỉ vận động”, ông nói, thêm rằng có nhiều nhà sắp sập nhưng cũng không sửa được.
Đắc Thành
Nguồn bài viết : https://vnexpress.net/nom-nop-lo-nha-co-o-hoi-an-do-sap-4808855.html