Phụ nữ muốn khởi nghiệp thành công phải yêu bản thân

Sáng 5-12 tại TP HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, ban công tác phía nam tổ chức tọa đàm “Chia sẻ kết nối, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại các tỉnh, thành phía Nam”.

Phụ nữ muốn khởi nghiệp thành công phải yêu bản thân- Ảnh 1.

Bà Trần Thị Huyền Thanh – Ủy viên Đoàn chủ tịch, Trưởng ban Công tác phía Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam – phát biểu khai mạc tọa đàm phụ nữ khởi nghiệp

Nhiều rào cản, thách thức

Toạ đàm thu hút 350 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, lãnh đạo Ban, đơn vị Trung ương Hội LHPN Việt Nam phía Nam, lãnh đạo sở, ban, ngành và các nữ doanh nhân, phụ nữ khởi nghiệp tại điểm cầu chính (60 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM) và 20 điểm cầu tại các tỉnh, TP phía Nam.

Phát biểu tại tọa đàm, bà Trần Thị Huyền Thanh – Uỷ viên Đoàn chủ tịch, Trưởng ban Công tác phía Nam, Trung ương Hội LHPN Việt Nam – cho biết sau khi đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025” (đề án 939) được ban hành, tại các tỉnh phía Nam, Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu các tỉnh, thành và bố trí nguồn ngân sách để thực hiện đề án. Sau 6 năm triển khai, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp phù hợp nhu cầu của phụ nữ.

  • Sân chơi hấp dẫn của những nhà khởi nghiệp trẻ

    Sân chơi hấp dẫn của những nhà khởi nghiệp trẻĐỌC NGAY

Tuy vậy theo bà Thanh, phụ nữ khu vực phía Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, rào cản trong quá trình khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp như tiếp cận vốn, kỹ năng quản lý, …

Bà Thanh mong muốn thông qua tọa đàm, các chuyên gia tập trung làm rõ các vấn đề như đánh giá kết quả nổi bật trong công tác hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp từ 2017-2023 cũng như hạn chế, khó khăn và bài học kinh nghiệm. Các tác động của các chính sách pháp luật về hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Những vấn đề đặt ra rào cản đối với nữ chủ thể khởi nghiệp, nữ chủ cơ sở kinh doanh, chủ doanh nghiệp nguyên nhân và giải pháp khắc phục cũng như dự báo tình hình (cơ hội, thách thức; thuận lợi, khó khăn) và sự đồng hành của Hội LHPN Việt Nam với nữ chủ doanh nghiệp, phụ nữ khởi nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Phụ nữ muốn khởi nghiệp thành công phải yêu bản thân- Ảnh 3.

Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm kết nối, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Phải yêu bản thân

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, bà Châu Hồng Anh – Ủy viên BCH Hội nữ doanh nhân TP HCM (HAWEE) – cho biết khởi nghiệp phải phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu cá nhân của mỗi người.

Cũng theo bà Hồng Anh, năng lực để vận hành doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố: thị trường, tài chính, quy trình và nhân sự. Mỗi doanh nghiệp thường chỉ có thế mạnh về một mảng và bỏ qua các yếu tố còn lại. Để doanh nghiệp có thể phát triển, bà Hồng Anh cho rằng các nhà khởi nghiệp cần xác định rõ năng lực, sở thích và điểm yếu cần bổ sung của bản thân.

“Phụ nữ khởi nghiệp rất cần sự quan tâm, giúp đỡ đến từ gia đình, cần phải xét đến các yếu tố cân bằng cả trong cuộc sống và cân bằng doanh nghiệp, nếu không đi giữa đường sẽ bỏ cuộc” – Bà Hồng Anh nhấn mạnh.

  • Nhiều hoạt động tôn vinh nữ CNVC-LĐ nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 - 10

    Nhiều hoạt động tôn vinh nữ CNVC-LĐ nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20 – 10ĐỌC NGAY

Đối với lời khuyên cho phụ nữ khởi nghiệp, bà Hồng Anh chia sẻ phụ nữ phải biết yêu thương bản thân.

Trong giai đoạn khởi nghiệp cần tập trung học tập. Doanh nghiệp cần mang lại giá trị chung cho xã hội, cũng như cân bằng được các yếu tố nhân văn, môi trường, pháp luật thì doanh nghiệp mới phát triển bền vững.

Chính sách khởi nghiệp cho phụ nữ

Chia sẻ tại hội nghị PGS-TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xã hội, thông tin nhiều thành tựu đáng kể trong việc thúc đẩy phụ nữ tham gia khởi nghiệp tại các tỉnh phía Nam Việt Nam sau khi triển khai đề án 939.

Điểm nổi bật nhất là tỉ lệ phụ nữ tham gia khởi nghiệp đã tăng 15% so với giai đoạn trước khi triển khai đề án. Con số này phản ánh một sự thay đổi tích cực về nhận thức và hành động của phụ nữ trong việc bắt đầu khởi nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp (Bộ KH và Đầu tư, 2022: 7).

Theo Th.S Nguyễn Hữu Nam – Phó Giám đốc VCCI, chi nhánh khu vực TP HCM – tại Việt Nam, tỷ lệ nữ lãnh đạo cấp cao hiện nay là 33%, khu vực Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương ghi nhận các tỉ lệ lần lượt là 38% và 31%. Còn theo một nghiên cứu khác, phụ nữ tiếp tục đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế Việt Nam, với 26,5% doanh nghiệp trong nước thuộc sở hữu của các nữ doanh nhân.

Đối với những đề xuất chính sách, theo ông Lộc, để tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp toàn diện và công bằng hơn cho phụ nữ tại các tỉnh phía Nam, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trọng tâm là cải thiện khả năng tiếp cận vốn thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi và quỹ hỗ trợ dành riêng cho nữ doanh nhân.

Đồng thời, cần tăng cường đào tạo kỹ năng quản lý và phát triển mạng lưới hỗ trợ chuyên biệt. Việc cải thiện môi trường pháp lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng rất quan trọng. Ngoài ra, đẩy mạnh truyền thông để thay đổi nhận thức xã hội về vai trò của phụ nữ trong kinh doanh. Cuối cùng, xây dựng cơ sở dữ liệu về nữ doanh nhân sẽ giúp hoạch định chính sách hiệu quả hơn.

Tạo điều kiện thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệpTạo điều kiện thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tạo môi trường, điều kiện nhằm phát huy vai trò của đội ngũ nữ trí thức; thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tri thức

Nguồn bài viết : https://nld.com.vn/phu-nu-muon-khoi-nghiep-thanh-cong-phai-yeu-ban-than-196241205131003999.htm